Cách tính diện tích gỗ tròn,gỗ hộp,gỗ xẻ
Ngày nay có rất nhiều dụng cụ máy móc để tính ra m3 của gỗ tròn như thế nào. tính m3 rất quan trọng trong gỗ. Cách tính như thế nào. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ và cách tính như thế nào.
Ngành Lâm Nghiệp Việt Nam ở miền Bắc năm 1960-1970 là thời gian tôi làm thợ mộc thợ cưa , thì đều tính theo cách Toán mà thày giáo dạy trong trường phổ thông.
Lý do tính như thế là vì dân ta rất nghèo , gỗ rất quý hiếm. Tính sai vài tấc gỗ thì người mua người bán mất một số tiền lớn , phải làm vài tháng trời mới kiếm cho ra số tiền đó. Các cây gỗ miền bắc thường dài 4 mét , đường kính nửa thước Tây. Các cây gỗ đường kính 1 mét thì ngắn , chỉ 2 đến 3 mét thôi. Lý do là những cây này quá nặng , khó cho Trâu kéo từ trong rừng sâu ra bờ suối đóng bè thả về xuôi. Những cây nhỏ , đường kính 30 centimet thì có khả năng dài 7-8 mét. Rất ít cây dài chục mét. Gỗ miền Nam thì dài cả chục mét. Điều khác nhau ở gỗ Nam gỗ Bắc là miền Nam có xe chở gỗ mua từ Mỹ. Xe này không có thùng xe , mà chỉ có một khung thép rất chắc. Cây gỗ dài chục mét được nó kéo lên , có khả năng thò đầu ra trên đầu người lái , và thò đuôi ra sau xe mấy mét liền. Xe này tự kéo gỗ , trục gỗ , và chở gỗ với sức bằng mấy con voi , chứ Trâu kéo gỗ ngoài bắc thấm gì?
**************************
Còn chuyện sai số thì bạn đừng lo. Khi một con số sai làm ba má vợ chồng con cái bạn phải nhịn ăn vài tháng , thì bạn không thể tính sai được đâu. Cán bộ Lâm Nghiệp có một cuốn sổ. Mỗi một cây gỗ thả bè trên rừng xuống , trâu lội xuống kéo lên bờ , được đo đường kính , chiều dài , và cho một mã số , rồi viết bằng sơn lên đầu cây gỗ. Khách hàng đến mua , có khả năng chép các con số vào sổ rồi vào văn phòng làm giấy mua bán. Cán bộ bán hàng chỉ cần coi mã số , giở sổ ra ( bây giờ thì giở computer hay Internet ra ) theo mã số , thì biết nó bao nhiêu khối , tên gỗ là gì, giá bán là bao nhiêu.
Công thức tính thể tích hình trụ: SxL ( S là tiết diện, L là chiều dài).
S = Rx R x 3.1416 (m2) ( R là bán kính hình trụ).
Trong thực tế khi tính thể tích một khúc gỗ có 2 đầu lớn nhỏ khác nhau thì S = S1/2+S2/2.
S1 và S2 là tiết diện 2 đầu khúc gỗ.
Khúc gỗ bạn TD không thể tính được thể tích vì không có chiều dài và không có tiết diện 2 đầu.
Cách 2:
Để tính khối lượng khúc gỗ hình trụ tròn ta dùng công thức: V=L*S=L*p*R<sup>2</sup>
Trong đó: +L: chiều dài khúc gỗ tròn
+p: pi=3,14 để dễ tính toán
+R: bán kính khúc gỗ tròn
Nhưng trên thực tế khúc gỗ không tròn như hình vẽ trên giấy và phần gốc và ngọn cũng không bằng đều nhau, vì vậy người ta thường đo ở khoảng giữa khúc gỗ. Có 2 cách đo phổ biến:
*Đo đường kính khúc gỗ (dùng thước kẹp)
V=L*p*R<sup>2</sup>=L* p*D<sup>2</sup>/4=L*D*D*3,14/4= L*D*D*0,785 (Với D là đường kính khúc gỗ)
Sở dĩ mấy bác thợ mộc tính nhanh là do bác nhân với số tròn 0,8 thay cho số 0,785; tức là sử dụng công thức: V= L*D*D*0,8
So sánh 2 kết quả chênh lệch nhau khoảng 2% cũng có thể chấp nhận được.
*Đo chu vi (dùng thước dây):
cv/p=D
V= L*D*D*p/4= cv/p * cv/p * L * p/4 = (cv*cv*L)/ (4*p)
Người ta tính gần đúng: 4*p=12,56 hoặc 1/4p=0,0796
Vậy V=(cv*cv*L)/ 12,56
Cách tính cho gỗ tròn :
cv(chu vi) = D (Đường kính) x P (3.14))
L : chiều dài khúc gỗ
Tức là công thức chính xác : V=cv*cv*L*0,0796
Cách tính cho gỗ hộp, xẻ:
V= Chiều cao x chiều rộng x chiều dài
Chú ý : nhớ đổi đơn vị ra m